Dạo quanh một vòng google mình thấy có vô vàn cách thử son có chì hay không, trong đó có 3 cách được nhiều website chia sẻ nhất là: Thử bằng vàng/bạc, bằng cách cho son vào nước và đốt chảy thỏi son ra để kiểm nghiệm. Thậm chí còn có cả một kênh video chia sẻ về những cách thử thần thánh này và cho ra kết quả khiến chị em “ngả mũ bái phục” về độ vi diệu của nó. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành mỹ phẩm lại có nhận định hoàn toàn trái ngược.

1. Sai lầm trong cách thử son có chì hay không

Ba cách thử son có chì hay không bằng phương pháp thủ công dưới đây đều cho kết quả sai lệch, khiến người tiêu dùng hoang mang, nghi ngờ về thương hiệu mỹ phẩm mình đang sử dụng.

1.1. Các thử son có chì bằng vàng/Bạc

Dùng vàng hay bạc chà sát lên vệt son trên tay là cách nhận biết son có chì phổ biến và được nhiều chị em tin tưởng nhất. Theo cách này, nếu như sau khi chà, son đổi thành màu đen chứng tỏ trong thành phần thỏi son đó có chì. Vết chà càng đen thì hàm lượng chì trong son càng nhiều và ngược lại.

Cách nhận biết son có chì bằng vàng không thực sự chính xác
Cách nhận biết son có chì bằng vàng không thực sự chính xác

Thử chì trong son bằng bạc có đúng không? Thử chì trong son bằng vàng có đúng không? Trang Snopes.com (website chuyên đánh sập những quan điểm sai lầm về tất cả các vấn đề trong xã hội), ông GS.TSKH  (Viện trưởng Viện Đá quý – Vàng và Trang sức Việt Nam), chuyên gia Nguyễn Minh Hương (Trung tâm Chăm sóc da thẩm mỹ Trúc Lâm) và nhiều chuyên gia trong khác trong ngành đều khẳng định cách thử trên là không có cơ sở khoa học.

Không chỉ sử dụng vàng, các nhà khoa học còn sử dụng nhiều kim loại khác như Bạc, đồng, thiếc để chà lên son. Kết quả son vẫn chuyển sang màu đen. Khiến son chuyển sang màu đen không phải là do son có chì, mà là trong son có chứa nhiều thành phần như: Titan dioxit, dầu, sáp, chất chống nắng, chất tạo màu, cản quang… tất cả những chất này đều có phản ứng với kim loại tạo thành vệt đen. Không chỉ ở son, trong các loại mỹ phẩm khác như phấn phủ, kem nền… khi thử cũng cho kết quả tương tự.

 Tham khảo: Top 8 Cây Son Không Chì An Toàn Nàng Yên Tâm Sử Dụng

1.2. Cách nhận biết son có chì bằng nước

Thử chì son bằng nước cũng là một trong những cách được rất nhiều website tung hô. Cách làm cực kỳ đơn giản, áp dụng được cả với tất cả các dòng son (lì, tint, kem..) Theo như các “chuyên gia mạng” thì bạn lấy một ít son, thả vào trong nước, nếu son nổi lên chứng tỏ ít chì, son chìm xuống chứng tỏ nhiều chì (nặng chì nên mới chìm).

Cách thử chì trong son bằng cách thả son vào nước là không khoa học
Cách thử chì trong son bằng cách thả son vào nước là không khoa học

Cách kiểm tra son có chì hay không như trên cũng bị các chuyên gia nhận định là thiếu kiến thức về mỹ phẩm. Trong son có chứa rất nhiều sáp và dầu (sáp giúp định hình thỏi son, dầu dưỡng ẩm và tạo độ mềm mượt cho môi), cả hai thành phần này đều có tỷ trọng riêng nhẹ hơn nước nên đương nhiên sẽ nổi trên nước.

Cách thử trên chỉ có thể khẳng định son nhiều dưỡng hay ít dưỡng (ít sáp, ít dưỡng son sẽ chìm) mà thôi, không thể chứng minh son có chì hay không.

Bài viết nên đọc:

1.3. Đốt chảy son để kiểm tra son có chì

Cách thử chì son này mới vi diệu nè các bạn! Mình thấy có hẳn một video hướng dẫn cách làm, chỉ cần lấy son bỏ trên thìa kim loại, đốt chảy ra, sau đó thả vào nước, nếu son hòa tan được với nước chứng tỏ không có chì, còn nếu đóng váng nổi lên thì có chì.

Cách thử son có chì bằng cách đốt chảy son qua hướng dẫn của "chuyên gia mạng"
Cách thử son có chì bằng cách đốt chảy son qua hướng dẫn của “chuyên gia mạng”
Trong son có sáp, sáp nổi trên bề mặt nước là điều dễ hiểu
Trong son có sáp, sáp nổi trên bề mặt nước là điều dễ hiểu

Các chuyên gia nhận định, cách nhận biết son có chì hay không như trên cũng phản khoa học, thực hiện kỳ công mà lại gây tốn kém, chị em chẳng chứng minh được gì ngoài việc mất toi một đoạn son quý giá. Mình đã phân tích ở trên, trong son có sáp và dầu, nên dù bạn để nó ở dạng cứng hay đốt chảy ra dạng lỏng nó vẫn nổi trên mặt nước.

2. Son có chì có thể sử dụng không?

Cuộc kiểm tra ngẫu nhiên của FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm – Dược phẩm Hoa Kỳ) thực hiện trên quy mô lớn với những thỏi son lấy từ các hãng trên thế giới, kết quả cho thấy có đến 400 thỏi son chứa chì. Bạn có thể click vào đây để xem cách FDA thử chì trong son, và xem danh sách 400 loại son môi chứa chì do FDA công bố

Ngôi vị “quán quân” thuộc về thỏi son Color Sensational 125 Pink Petal của hãng Maybelline với hàm lượng chì là 7,19ppm (đơn vị phần triệu). Trong khi đó giới hạn chì tối đa được FDA cho phép sử dụng trong mỹ phẩm là 10ppm. Điều đó có nghĩa cả 400 thỏi son có chì đều nằm trong ngưỡng cho phép, chỉ có điều ít hay nhiều mà thôi.

Son không chì là tốt nhất, tuy nhiên nếu hàm lượng chì nhỏ vẫn có thể chấp nhận
Son không chì là tốt nhất, tuy nhiên nếu hàm lượng chì nhỏ vẫn có thể chấp nhận

Chì không chỉ có trong son mà còn có trong nước uống, thực phẩm, không khí… Cùng mình làm thêm một phép so sánh khác:

  • Nằm ở vị trí số 383 trong danh sách 400 thỏi son nhiễm chì, thỏi son MAC màu Impassioned có hàm lượng chì là 0.08ppm => 1g son MAC có 0.00000008g chì => 3g (trọng lượng 1 thỏi son MAC) có 0.00000024g chì. Coi như bạn dùng hết 1 thỏi son trong 6 tháng và hấp thụ hết lượng chì trong đó => mỗi ngày hấp thụ 0.0000004g chì.
  • Tiêu chuẩn của Việt Nam về hàm lượng chì trong nước sinh hoạt là 0.05mg/lit = 0.00005g chì/lít nước
  • Tiêu chuẩn về hàm lượng chì trong thực phẩm là 0,025mg/kg = 0,000025g chì/1kg thực phẩm

Từ các con số mình in đậm trên, có thể thấy hàm lượng chì trong nước sinh hoạt và trong thực phẩm (ở mức có thể chấp nhận được) còn cao hơn so với hàm lượng chì trong thỏi son MAC A20 Impassioned. Giờ thì bạn đã bớt e ngại hơn về chuyện chì trong son môi chưa?

Tiêu chuẩn hàm lượng chì tối đa trong son là 10ppm
Tiêu chuẩn hàm lượng chì tối đa trong son là 10ppm

3. Tạm kết

Muốn kiểm tra, phân tích hàm lượng chì trong son các bạn buộc phải có máy móc, thiết bị, phương pháp thử nghiệm khoa học (như cách FDA đã làm), không thể kiểm tra theo 3 cách thủ công trên và nhiều cách thủ công khác.

Mình viết bài này với một tinh thần khách khách nhất có thể, không phải mục đích khuyến khích các bạn sử dụng son có chì, mà chỉ mong chúng ta hãy “mở lòng” hơn với những thỏi son có chì và đừng quá hoang mang nếu như thỏi son bạn đang sử dụng nằm “chễm chệ” trên bảng danh sách 400 thỏi son nhiễm chì trên.

Phân tích của mình chỉ đang nói đến son của các hãng mỹ phẩm uy tín. Sản phẩm họ tung ra thị trường đều qua kiểm duyệt, đảm bảo mức độ an toàn tối thiểu. Còn những loại son handmade, son giả, son nhái… chưa được kiểm duyệt thì tuyệt đối không nên sử dụng. Hãy đặt niềm tin đúng nơi, mua son đúng chỗ và là người tiêu dùng thông thái các bạn nhé!

Bài viết được tham khảo bởi các nguồn: snopes.combaomoi.com

One thought on “3 Sai Lầm Trong Cách Thử Son Có Chì Hay Không Của Người Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *