Thương hiệu
Loại Sản Phẩm
Chất son
Màu sắc
Kết Cấu
Loại Da
Công Dụng
Xuất Xứ
Khoảng giá
Sort By
Son Môi Chính Hãng - Bảo Hành Đổi Trả 30 Ngày
Lịch Sử Son Môi – Những Câu Chuyện Thú Vị Ít Người Biết
Son môi là vũ khí gợi cảm của phái đẹp, và son đỏ là màu son duy nhất đi vào lich sử như một huyền thoại. Nó là biểu tượng của sự quyến rũ, tự tin và thành công.
Chúng ta đều biết đến son môi, nhưng ít ai biết son môi đã hình thành cách đây khoảng 5000 năm, chúng đi vào đời sống văn hóa, chính trị, kinh tế như một lẽ tự nhiên, tạo nên những câu chuyện ly kỳ, mang đầy sắc thái hấp dẫn.
Tham khảo ngay: Top 5 Thương Hiệu Son Môi Nổi Tiếng Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay 2024
1. Son Môi Là Gì?
Son môi là một loại mỹ phẩm khá phổ biến, thành phần có chứa sắc tố, sáp, dầu, chất làm mềm da… khi tô lên môi tạo ra màu sắc. Xã hội càng phát triển, son môi càng có nhiều chủng loại, mẫu mã, màu sắc, công dụng… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
2. Những Câu Chuyện Thú Vị Làm Nên Lịch Sử Son Môi
Chúng ta vẫn nghĩ, son môi sinh ra để dành cho phái đẹp? Ồ không, son môi không phải độc quyền dành cho pho phái đẹp. Showbiz là mảnh đất chứng minh rất rõ điều này. Ngược dòng thời gian về khoảng 5000 về trước, còn có những câu chuyện thú vị hơn nhiều về những thỏi son nhỏ bé, nhưng lại có sức hấp dẫn mê người đối với một nửa thế giới. Sức ảnh hưởng của chúng không chỉ giới hạn trong lĩnh vực làm đẹp, mà còn hiện hữu cả trên mặt trận văn hóa – tư tưởng, chính trị – kinh tế.
5000 Năm Trước, Thời Sumer – Son Môi Làm Từ Đá Quý
Khoảng 5000 năm trước, người Sumer (nền văn minh cổ đại) có thể là những người đầu tiên phát minh ra son môi. Lịch sử cho biết họ nghiền đá quý để xoa lên mắt, môi, tạo ra hiệu ứng lấp lánh, đẹp mắt.
Khoảng năm 3500 trước công nguyên, nữ hoàng Schub-ad người Sumer được cho là người đầu tiên sử dụng son môi màu. Bà tạo ra màu son bằng cách nghiền vụn đá đỏ trộn lẫn chì trắng. Chất son này khá độc hại, nhưng điều đó chẳng thể làm giảm đi khao khát làm đẹp của phụ nữ.
Năm Thứ 1000 TCN Ở Đế Chế Hy Lạp – Son Dùng Cho Gái Mại Dâm
Năm thứ 1000 TCN ở đế chế Hy Lạp, gái mại dâm sử dụng son như một đặc điểm để phân biệt với giới quý tộc.
Năm thứ 700 TCN, phụ nữ Hy Lạp bắt đầu sử dụng son phổ biến, xóa bỏ quan niệm chỉ có gái mại dâm mới dùng son. Họ làm son từ nhiều nguyên liệu khác nhau, như: quả berry nghiền nát, rong biển phân cá sấu, đất hoàng thổ đỏ, nhựa thông…
Tại Ai Cập – Son Môi Để Phô Bày Địa Vị Xã Hội
Thay vì dùng son để phân biệt giới tính thì người Ai Cập cổ đại lại dùng son để phô bày địa vị xã hội nhiều hơn. Son của họ được làm từ: Đất hoàng thổ đỏ, chiết xuất fucus-algin, 0,01% iốt, mannite brom… Trong đó có nhiều chất chứa kim loại nặng dẫn đến bệnh tật. Dòng son này được mệnh danh là “nụ hôn thần chết”.
Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra đã tạo ra loại son không độc hại bằng sáp ong trộn với bọ cánh cứng nghiền nát. Để son óng ánh đẹp mắt, bà đã trộn thêm bột vảy cá.
Tại Vương Quốc Anh – Son Môi Phát Triển Thăng Trầm
Son môi tại anh bắt đầu phổ biến vào thế kỷ XVI, dưới thời Nữ hoàng Elizabeth I. Ngày ấy, son đỏ và da trắng bệnh chính là thời thượng, chỉ những người phụ nữ tầng lớp thượng lưu và diễn viên nam mới được sử dụng son môi.
Nhưng trong suốt thế kỷ XIX quan niệm thay đổi, phụ nữ đáng kính không dùng son nữa, mà chỉ có người địa vị thấp như gái mại dâm mới đánh son. Lúc này son cũng được cảnh báo nguy hiểm vì có chì và bị cấm sử dụng.
Năm 1884 son môi thương mại đầu tiên được phát minh. Chất son an toàn hơn bởi được làm từ mỡ động vật, thực vật. Năm 1890 việc trang điểm được hợp pháp và trở thành mốt vào những năm 1920.
Tham khảo ngay: Tặng Son Có Ý Nghĩa Gì? Có Nên Tặng Son Môi Cho Bạn Gái Mới Quen?
Tại Hoa Kỳ – Son Môi Phát Triển Vượt Bậc
Thế kỷ XIX, son môi tại Mỹ được làm từ thuốc nhuộm đỏ yên chi (làm từ côn trùng), được các diễn viên sử dụng là chủ yếu. Trước cuối thế kỷ XIX, phụ nữ chỉ áp dụng trang điểm tại nhà.
Từ năm 1912, phụ nữ sành điệu Mỹ đã chấp nhận và bắt đầu sử dụng son môi. Ở thập niên 1920 có khoảng 50 triệu phụ nữ Mỹ sử dụng son môi. Năm 1923 phụ nữ bắt đầu tô son môi để chụp ảnh.
Trong Thế chiến thứ hai, son môi trở thành biểu tượng cho sức mạnh của người phụ nữ. Đến cuối thập niên 1940, có đến 90% phụ nữ Mỹ sử dụng son môi. Thập niên 1950, gần 100% nữ sinh và phụ nữ Mỹ sử dụng son môi.
Ngày nay, son môi đã trở thành màu sắc không thể thiếu trong cuộc sống, thuộc dòng mỹ phẩm phổ biến mà hầu hết mỗi người đẹp đều có ít nhất 1 thỏi trong tay.
3. Xu Hướng Phát Triển Của Son Môi
Những năm đầu thế kỷ XX, son môi bị hạn chế về gam màu; đỏ thẫm là màu son phổ biến nhất.
Những năm đầu thập niên 1930, Elizabeth Arden (nữ doanh nhân người Mỹ gốc Canada, người đã sáng lập nên thương hiệu Elizabeth Arden, Inc. và xây dựng thành công đế chế mỹ phẩm ở Mỹ) giới thiệu thâm nhiều màu son khác nhau. Tuy nhiên son môi thời điểm này chưa được sử dụng rộng rãi vì nó được xem là biểu tượng của tình dục. Phụ nữ đánh son được ngầm hiểu là đang khiêu khích đàn ông.
Những năm 1950, nữ diễn viên nổi tiếng Elizabeth Taylor và Marilyn Monroe đã đánh son đỏ sẫm, tạo nên phong trào đánh son môi ở phái đẹp. Năm 1951 có hai phần ba thiếu nữ đã thoa son môi.
Những năm 1970, son môi có thêm nhiều màu mới khiến son đỏ mất vị trí độc tôn. Son môi màu trắng, màu kem, son tím, son đen trở nên thịnh hành. Những năm 1980, Madonna – nữ ca sỹ nổi tiếng đã góp phần hồi sinh son đỏ bằng cách tô son đỏ đi biểu diễn trong tour vòng quanh thế giới,
Những năm 1990, màu son đỏ hồng, đỏ đậm, son nâu chiếm ưu thế. Cuối những năm 1990 và những năm đầu thế kỷ XXI, màu son ngọc trai trở nên phổ biến. Năm 2012, màu son sáng rõ nét trở thành xu thế.
Năm 2014, đầu năm 2015 son môi màu nude thịnh hành. Từ năm 2016 đến nay son màu đất lên ngôi, tuy nhiên chúng đang dần bão hòa và không còn giữ được độ Hot như ban đầu.
Tham khảo ngay: Top 7 Màu Son Môi Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay 2024
4. Thành Phần Son Môi Gồm Những Gì?
Thành phần kiên cố trong son môi gồm: Sáp, dầu, chất làm mềm da và chất chống oxy hóa. Ngoài ra các loại dầu thực vật như: bơ ca cao, dầu khoáng, dầu ô liu, lanolin, petrolatum… cũng được sử dụng nhiều, tạo nên lớp dưỡng môi hiệu quả. Tùy vào dòng son, loại son, thương hiệu sản xuất mà các thành phần son có thêm (hoặc bớt) nhiều chất khác nhau.
Son môi chính hãng có chứa chì không? Có! Vì chì giúp son bền màu, lâu trôi. Chì tuy là chất kim loại có hại, nhưng nếu được điều tiết với một lượng nhỏ, đảm bảo trong ngưỡng an toàn thì về cơ bản không gây hại đến sức khỏe.
Tham khảo ngay: Danh sách 400 loại son môi chứa chì do FDA công bố mới nhất
5. Lời Kết
Mỗi dòng mỹ phẩm đều có lịch sử hình thành riêng, song có lẽ hiếm có dòng mỹ phẩm nào lại có lịch sử hình thành ly kỳ như son môi. Chúng có lịch sử lâu đời, trải qua không ít thăng trầm, khi thì bị cấm sử dụng, khi chỉ được dùng trong ngành mại dâm, khi lại đại biểu cho thân phận quý tộc, lúc lại trở thành biểu tượng quyền lực khi được phụ nữ sử dụng cho mục đích chính trị, đấu tranh đòi quyền bình đẳng…
Ngày nay, khi xã hội phát triển, cái đẹp được tôn vinh, son môi trở thành món đồ không thể thiếu trong túi chị em phụ nữ, ai cũng có thể sử dụng để tự do biểu đạt cá tính. Không chỉ phái đẹp mới có đặc quyền sử dụng. Có thể thấy khi đã thoát khỏi ràng buộc về một quan niệm nào đó thì chẳng có gì có thể ngăn trở được khát khao làm của tất cả mọi người.